Hạt sen và những lợi ích không thể bỏ qua
Vào mùa hè, không còn gì tuyệt vời hơn khi được sử dụng hạt sen nấu chè, nấu cháo ăn giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, hạt sen có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, sáp trường, cổ tinh.
Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, hạt sen chứa nhiều tinh bột (60%), đường raffinose, 1% chất đạm, 2% chất béo và có một số chất khác như canxi, phốt pho, sắt, lotusine, demethyl coclaurine, liensinine, isoliensinine.
Trong hạt sen còn có bộ phận nữa chính là tâm sen, cũng có tác dụng không kém. Tâm sen hay còn gọi là tim của hạt sen có tên gọi trong Đông y là Liên tử tâm, tên vị thuốc là Liên tâm. Bộ phận dùng làm thuốc là tâm của hạt sen. Tâm sen nằm trong các hạt sen cũng được sử dụng trong y học truyền thống châu Á như là một loại thuốc có tác dụng an thần và thanh nhiệt. Về thành phần hóa học, tâm sen có chứa Alcaloid, flavonoid, axit amin.
Các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy tâm sen (mầm) nằm giữa hạt sen có vị đắng tính hàn, tác dụng thanh tâm khử phiền, chỉ huyết sáp tinh. Dùng làm thuốc được ghi trong sách "Thực tính bản thảo" (đời cuối nhà Đường).
"Tâm sen có vị đắng, tính hàn, vào kinh tâm, có công năng thanh tâm hỏa, trấn kinh, an thần, gây ngủ, bình can hạ áp, có tác dụng thanh nhiệt, dùng khi ôn nhiệt tà nhiệt, tâm phiền bất an, bất ngủ, cao huyết áp", lương y Bùi Hồng Minh khẳng định.
Mặc dù vậy, làm thế nào để sử dụng hạt sen đem lại nhiều lợi ích sức khỏe thì không phải là vấn đề ai cũng nắm rõ.
Lưu ý không được bỏ qua khi sử dụng hạt sen
Không bỏ tâm sen khi muốn sử dụng hạt sen chữa bệnh mất ngủ
Theo lương y Bùi Hồng Minh, hạt sen phải kết hợp với tâm sen mới phát huy tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa chứng suy nhược thần kinh, chữa mất ngủ cũng như công dụng an thần. Nếu hạt sen bỏ đi tâm sen thì không có tác dụng trong vấn đề này nữa. Khi đó, hạt sen chỉ có tác dụng kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa mà thôi.
Tâm sen trong hạt sen sử dụng trong thời gian dài không tốt cho người bị hư nhiệt
Theo lương y Bùi Hồng Minh, mặc dù tâm sen rất tốt nhưng những người bị hư nhiệt không nên dùng nhiều. Về lâu dài, bạn có thể bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường. Đặc biệt là sử dụng tâm sen về lâu dài có thể ảnh hưởng chức năng sinh lý, cụ thể nhất chính là suy giảm ham muốn tình dục.
Những người bị âm hư không nên dùng, mặc dù uống vào vẫn ngủ được. Bởi lẽ, chỉ ít lâu sau, bạn sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường và tắc tĩnh động mạch, phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt. Hàm lượng alkaloid trong tâm sen rất cao, có tác động dược lực mạnh và ảnh hưởng đến sức khỏe tim, do đó liều dùng rất quan trọng và đặc biệt không sử dụng lâu dài.
Không dùng hạt sen cho người mắc bệnh tim mạch
Hạt sen không dùng cho những người bị bệnh tim mạch bởi trong tâm sen có chứa độc tính alkaloid. Vì tâm sen có chứa độc tính nên muốn sử dụng làm thuốc trước tiên phải khử độc rồi mới dùng. Có thể khử độc bằng cách sao tâm sen ngả màu vàng nhưng không cháy để độc tố thoát hết ra ngoài.
Cần chú ý liều dùng và không nên dùng lâu dài hạt sen. Vì vậy, những người mắc bệnh tim khi dùng hạt sen nhất thiết phải bỏ tâm hoặc dùng tâm sen với lượng vừa phải.
Không dùng hạt sen khi bị rối loạn tiêu hóa
Trong Đông y, hạt sen có tính bình, không độc nên nếu dùng hạt sen đúng cách hoặc với lượng vừa phải sẽ có tác dụng kiện tỳ – kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều thì hạt sen có thể gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Bởi vì trong hạt sen có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất nên khi đang bị rối loạn tiêu hóa sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng hấp thu khó khăn hơn.
Chuyên gia lưu ý thêm, hạt sen cũng là một vị thuốc trong Đông y. Do đó, khi sử dụng nhất thiết không được lạm dụng, nên tham khảo ý kiến chuyên gia Đông y trước khi sử dụng hạt sen để phát huy tác dụng sức khỏe tốt nhất.
Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, hạt sen chứa nhiều tinh bột (60%), đường raffinose, 1% chất đạm, 2% chất béo và có một số chất khác như canxi, phốt pho, sắt, lotusine, demethyl coclaurine, liensinine, isoliensinine.
Hạt sen có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, sáp trường, cổ tinh.
Các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy tâm sen (mầm) nằm giữa hạt sen có vị đắng tính hàn, tác dụng thanh tâm khử phiền, chỉ huyết sáp tinh. Dùng làm thuốc được ghi trong sách "Thực tính bản thảo" (đời cuối nhà Đường).
Trong hạt sen còn có bộ phận nữa chính là tâm sen, cũng có tác dụng không kém.
Mặc dù vậy, làm thế nào để sử dụng hạt sen đem lại nhiều lợi ích sức khỏe thì không phải là vấn đề ai cũng nắm rõ.
Lưu ý không được bỏ qua khi sử dụng hạt sen
Không bỏ tâm sen khi muốn sử dụng hạt sen chữa bệnh mất ngủ
Theo lương y Bùi Hồng Minh, hạt sen phải kết hợp với tâm sen mới phát huy tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa chứng suy nhược thần kinh, chữa mất ngủ cũng như công dụng an thần. Nếu hạt sen bỏ đi tâm sen thì không có tác dụng trong vấn đề này nữa. Khi đó, hạt sen chỉ có tác dụng kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa mà thôi.
Hạt sen phải kết hợp với tâm sen mới phát huy tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa chứng suy nhược thần kinh, chữa mất ngủ cũng như công dụng an thần.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, mặc dù tâm sen rất tốt nhưng những người bị hư nhiệt không nên dùng nhiều. Về lâu dài, bạn có thể bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường. Đặc biệt là sử dụng tâm sen về lâu dài có thể ảnh hưởng chức năng sinh lý, cụ thể nhất chính là suy giảm ham muốn tình dục.
Những người bị âm hư không nên dùng, mặc dù uống vào vẫn ngủ được. Bởi lẽ, chỉ ít lâu sau, bạn sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường và tắc tĩnh động mạch, phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt. Hàm lượng alkaloid trong tâm sen rất cao, có tác động dược lực mạnh và ảnh hưởng đến sức khỏe tim, do đó liều dùng rất quan trọng và đặc biệt không sử dụng lâu dài.
Hạt sen không dùng cho những người bị bệnh tim mạch bởi trong tâm sen có chứa độc tính alkaloid.
Hạt sen không dùng cho những người bị bệnh tim mạch bởi trong tâm sen có chứa độc tính alkaloid. Vì tâm sen có chứa độc tính nên muốn sử dụng làm thuốc trước tiên phải khử độc rồi mới dùng. Có thể khử độc bằng cách sao tâm sen ngả màu vàng nhưng không cháy để độc tố thoát hết ra ngoài.
Cần chú ý liều dùng và không nên dùng lâu dài hạt sen. Vì vậy, những người mắc bệnh tim khi dùng hạt sen nhất thiết phải bỏ tâm hoặc dùng tâm sen với lượng vừa phải.
Những người mắc bệnh tim khi dùng hạt sen nhất thiết phải bỏ tâm hoặc dùng tâm sen với lượng vừa phải.
Trong Đông y, hạt sen có tính bình, không độc nên nếu dùng hạt sen đúng cách hoặc với lượng vừa phải sẽ có tác dụng kiện tỳ – kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều thì hạt sen có thể gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Bởi vì trong hạt sen có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất nên khi đang bị rối loạn tiêu hóa sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng hấp thu khó khăn hơn.
Chuyên gia lưu ý thêm, hạt sen cũng là một vị thuốc trong Đông y. Do đó, khi sử dụng nhất thiết không được lạm dụng, nên tham khảo ý kiến chuyên gia Đông y trước khi sử dụng hạt sen để phát huy tác dụng sức khỏe tốt nhất.
Các nhà khoa học công bố: Đây chính là động tác thể dục giúp con người có thể sống lâu hơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét